BẢN TIN PHỤ số 15 (102/12/4/13)

Logo ban tin

Sg Than Binh 4TRỢ GIÚP VŨ NGÔ TRUNG

Chào các bạn.

1). Bình nhận từ bạn Nguyễn Hữu Diên (P2) 500.000 đồng nhờ chuyển đến bạn Vũ Ngô Trung; 

2). Sáng 12/4 bạn Nguyễn Việt P1 đã có ý kiến trên trang blog về mức chi thăm hỏi bạn Vũ Ngô Trung; căn cứ thẩm quyền duyệt chi ghi ở dòng số thứ tự 6, mục “Chi phí trợ cấp khó khăn cựu học sinh” trên mức 1 triệu đồng, Bình gửi mail này đến các bạn để mong nhận được thông tin phản hồi duyệt nâng mức chi thăm hỏi bạn Vũ Ngô Trung P2 lên 2.000.000 (hai triệu đồng) từ các bạn CHS HNC6067 thường xuyên tham gia góp Quỹ Nghĩa Tình (HNC6067). 

Tr ban be 3Như vậy tạm tính đến 07g sáng ngày 12/4/2013, số tiền nhóm sẽ chuyển đến bạn Vũ Ngô Trung P2 là : 4.100.000 đồng và 200 US$, gồm : 

– Quỹ HNC6067: 2.000.000 đồng – Tồn quỹ bia bọt (do Bùi Văn Việt A3 hỗ trợ) : 600.000 đồng

– Trần Văn Tư P1: 1.000.000 đồng – Lê Đình Phú P1: 100US$ – Lê Chiến Thắng P2: 100US$ (Kiều Đắc Thềm nhận từ người nhà của bạn Thắng) – Nguyễn Hữu Diên: 500.000 đồng 

Theo ý kiến của bác xã trưởng trước đây, thì sau khi gửi email, post lên blog bản tin hàng ngày CHS HNC, nếu không có phản ứng ngược lại, (tương tự im lặng là vàng) thì “thủ quỹ “cứ thế mà chi” nha ?

Thay mặt bạn Vũ Ngô Trung P2, xin chân thành cám ơn các bạn đã đọc mail này. 

Thân Bình 7P1-3B2 HNC6067

Giờ chót : Bùi Văn Việt vừa gửi về 100 CND, trong đó đề nghị giúp Vũ Ngô Trung 50, còn lại 50 dành anh em đi đường xa uống nước. Tuy nhiên theo nhóm tổ chức : số tiền 50 này sẽ mua thức ăn để cùng gia đình Trung dùng buổi trưa, còn thừa sẽ để lại cho Trung.

HNg Bui Van Viet 1Bình ơi,

Trước khi bạn bè đi thăm Vũ Ngô Trung chúc vui vẻ tình bạn bè, tao mới gởi qua 100 đô CAD để tăng cường thêm. Dự định tăng thêm trong số đó 50 đô sẽ đưa qua cộng thêm số bạn bè gởi thăm Trung. Và 50 đô thì tao thích đưa về phần ủng hộ bạn bè chuyến đi vui vẻ với Trung ngoài phần bạn bè đã chuẩn bị. Chúc bạn bè và Trung thật vui vẻ đậm đà tình bạn bè.

Cám ơn các bạn Phú, Cường, Tư, Diên, Thắng, Bình, Việt, Châu, Yên, Thềm và v.v. và nhiều bạn khác góp công, của và tình bạn bè sốt sắng nhiệt tình tới thăm vợ chồng Trung. Chúc các bạn chuyến đi thật vui vẻ đậm đà tình bạn bè. Và đặc biệt cám ơn bạn Trung ca sĩ giọng vàng HNC của mình nhiều nhân tài quá, ngoài Vũ Ngô Cường bên Mỹ tài thuế vụ Mỹ, giúp và đóng góp nhiều cho Quĩ HNC (cùng nhiều bạn khác), văn nghệ, đã làm nhạc video trên Youtube, còn Vũ Ngô Trung với bạn bè ở VN, và v.v. phòng văn nghệ thính phòng Lê đình Phú, nhạc Phan thiết Dũng, thơ và nhạc Lê hữu Ân, và nhiều nữa mà không kể hết được trong thơ ngắn này.v.v. thân,

SG Ng Viet 1Việt B. 

Hi Bình,

Sáng nay tao đang nằm nhà có thằng T. khóa 64-71 gọi tao đi uống café, đến nơi nó gửi cho thằng Trung 500K và nói đừng báo tên nó.

Tao báo cho mày biết, và ngày mai đi tao chuyển cho mày bỏ vào bao thư cho thằng Trung.

Nguyễn Việt

BUỒN VUI PHI TRƯỜNG

Phi trường giã biệt buồn vui, 4 May bay 1

Thấy vui người tới, cảm buồn người đi,

Não lòng thay cảnh biệt ly,

Lệ tuôn dòng chảy bước đi không đành.

Phi trường lắm cảnh ngậm ngùi,

Tiễn ai giờ chót, xa xôi ngàn trùng,

Một bên vẫy gọi mến thương,HNC Vu Ngo Trung

Một bên khuất cửa phi trường rời xa.

Một ngày nắng ấm chan hòa,

Phi trường vui đón người xa mới về,

Những lòng vui sướng tràn trề,

Những lời thăm hỏi người về phương xa.

Phi trường ngắm cảnh buồn vui,

Niềm vui thường ngắn nỗi buồn dâng xa,

Cũng như một cõi người ta,

Tình gần thì ít, tình xa thì nhiều.

Việt B

(nhớ bài Tiễn em nơi phi trường do Vũ Ngô Trung ca)  

Nghe lại Tiễn em ra phi trường

Vũ Ngô Trung đã hát nhạc phẩm này tặng bạn bè tại quán Hoa Vàng ngày 11/3/2012. Nhưng hãy nghe qua tiếng hát của Elvis Phương hay của Paolo Tuấn để nhớ về giọng hát của bạn ta :

http://youtu.be/1CFW6c39yH4   http://youtu.be/Tkj6IoXCN6k

Ý KIẾN VỀ TRANG BLOG

Vậy là mình đã làm buồn lòng các cậu về ý kiến đóng góp của mình rồi vì mình đã từng vất vả đánh máy chữ khi dịch tiểu thuyết những năm đầu 1990. Mong các cậu cho biết quá trình bếp núc trang blog hàng ngày để mình biết thêm về những nhọc nhằn các cậu phải trải qua khi xây dựng trang blog hàng ngày. Thân

Phan Tất Đại (NK56)

Tr cao boi gia 1Cám ơn anh,

Khi nói về kỹ thuật thực hiện một trang blog như “Hồ Ngọc Cẩn Group” sẽ rất mất nhiều thời gian, để đầu tư về nội dung và kỹ thuật. Nếu tính trọn thời gian thực hiện 1 trang blog như thế, phải tiêu tốn từ 4 đến 6 tiếng mỗi ngày, xin kể những công đoạn “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng” (hoặc “vác ngà voi” cũng cùng một nghĩa) như sau :

– 24 giờ trước (từ 6 – 7 giờ sáng hôm trước), chọn bài và biên tập nội dung theo tiêu chí – bổ sung hình ảnh (nếu thiếu, vào Google tìm ảnh cho phù hợp và mang tính linh động để trang blog không quá khô khan với chữ và chữ)

– Hình ảnh được chú thích bằng phần mềm Corel Draw hoặc xử lý qua Photoshop (hoặc những phần mềm khác, nếu cần thiết)

cropped-logo-hncgroup2013.jpg– Sau đó chuyển qua chương trình của trang blog – mạng xã hội wordpress.com – dàn trải bài vỡ và hình ảnh cho cần đối. Cuối cùng ngủ thức dậy từ 4 giờ sáng (già trên 6 “bó” rồi nên ngủ sớm dậy sớm, chớ không phải do trang blog đòi hỏi về giờ giấc) nếu không có tin khẩn, đa số là tin buồn, hoặc những tin mang tính thời gian – thì post lên, nếu không thì phải thêm chút thời gian cho những tin mới này rồi mới post.

Vì thế anh nên xem tin tức bài vỡ chuẩn nhất là vào 7 hay 8 giờ sáng mỗi ngày.

Cao Bồi Già

Logo tai lieu

9 Hoang tu 1GẶP GỠ CON TRAI ÚT

CỦA CỰU HOÀNG BẢO ÐẠI

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này. Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc : Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng (1).

Ðiều đặc biệt không phải vì ông là một hoàng tử lưu lạc, mà vì chính ông là người con nối dõi nhà Nguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người con trai :9 Hoang tu 2 Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không có vợ chính thức, Bảo Thăng không có con; con của Thứ Phi Mộng Ðiệp là Bảo Hoàng chết khi mới 1 tuổi, Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không có con.

Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại và chắt của ngài là một cặp trai song sinh có tên là Nguyễn Phước Ðịnh Lai, Nguyễn Phước Ðịnh Luân ra đời năm 2012.

“Mệ” Bảo Ân sinh năm 1951 tại Ðà Lạt. Năm 1953, khi cựu hoàng sang Pháp, bà Phi Ánh đem hai con về sinh sống trong một biệt thự trên đường Phùng Khắc Khoan tại Sài Gòn. Ông theo học trường Saint Paul rồi Taberd.

Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lập ủy ban trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Ðại, và trở thành quốc trưởng. Theo lời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiều biệt thự ở Sài Gòn, Ðà Lạt và Pháp của bà Phi Ánh đều bị tịch thu, bà và người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều người đã đến đục tường ngôi nhà vì nghi có của cải cải cất giấu. 9 Hoang tu 3Tài sản này là của tư hữu của bà Phi Ánh, vì chúng ta cũng biết bà Phi Ánh là em vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, sinh ra trong một gia đình giàu có, trong khi Cựu Hoàng Bảo Ðại rất nghèo, trong thời gian sống rất khó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợ của thân mẫu là bà Từ Cung. Ðức Từ Cung đã phải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Ðịnh để lấy tiền gửi sang cho cựu hoàng.

Sau ngày cựu hoàng bị truất phế, bà con, ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấp mẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó. Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa.

Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung đem Bảo Ân về Huế ăn học.

Chúng ta cũng biết thêm rằng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi thoái vị làm dân, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã giao tất cả cung điện như là tài sản của quốc gia, trừ Cung An Ðịnh tại làng An Cựu, nơi bà Từ Cung sinh sống, là tài sản riêng, do lương bổng của Vua Khải Ðịnh xây dựng nên. 9 Hoang tu 4Sau đó, chính “công dân” Vĩnh Thụy, bà Nam Phương và các con đã về ở đó một thời gian, trước gia đình tan rã, mỗi người một phương.

Cũng theo lời ông Bảo Ân, sau khi truất phế Bảo Ðại, Cung An Ðịnh bị chính quyền tịch thu, bà Từ Cung trong lúc đó đang đau yếu phải dọn ra một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của cung. Tuy vậy trong cuốn hồi ký của Vua Bảo Ðại, ông không hề có một lời trách móc oán hận về chuyện bị đối xử tệ bạc này.

Tại Huế, ông Bảo Ân theo học tại trường Thiên Hựu (Providence) do các linh mục quản nhiệm. Ông tâm sự rằng, tuy sống trong một gia đình Phật Giáo thuần thành, ông lại phải theo học từ nhỏ đến lớn tại các trường nhà dòng, nên ông còn thông thuộc kinh Thiên Chúa Giáo hơn một người theo đạo Chúa khác.

Sau thời gian ở Huế, Bảo Ân trở lên Ðà Lạt rồi về Sài Gòn. Tới tuổi quân dịch, năm 1970, chỉ mới có bằng trung học, ông vào quân trường Quang Trung, rồi phục vụ tại Trung Tâm 3 – Tuyển Mộ Nhập Ngũ Sài Gòn. Không hiểu vì lý do gì, năm 1972, ông Bảo Ân bị thuyên chuyển ra SÐ3 tại Quảng Trị, nhưng khi ra đến nơi, sư đoàn đã tan hàng nên ông được trở về đơn vị gốc.

9 Bao Dai 1Cố gắng đến trường, và cuối cùng, trước khi Sài Gòn thất thủ, ông Bảo Ân là sinh viên năm thứ hai phân khoa Thương Mại tại Ðại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô đơn tại Sài Gòn và qua đời vào năm 1984, ở tuổi 62. Cô Phương Minh, chị ruột của ông Bảo Ân, lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, ly dị, trước tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời vào năm 2012. Phần ông Bảo Ân, lúc đó đã có gia đình nên phải sống dưới chế độ XHCN thêm nhiều năm nữa, cho đến 1992 mới được gia đình bên vợ bảo lãnh sang Mỹ.

Ðọc thêm: Cựu Hoàng Bảo Ðại có gồm cả vợ và tình nhân là 8 người với 13 người con (tài liệu đã được ông Bảo Ân hiệu đính) :

9 Bao Dai 2

Vợ :

1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con.9 Bao Dai 3

2. Bùi Mộng Ðiệp. Không hôn thú, 3 con.

3. Lý Lệ Hà. Không hôn thú, không con.

4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái.

5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con.

6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái.

7. Clément. Không hôn thú.

8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.

Con:

– Với Nam Phương Hoàng Hậu :

1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007)

2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai 9 Hoang tu 5(1-8-1937).

3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (3-11-1938).

4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (5-2-1942).

5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (9-12-1943).

(Bốn người con còn lại của Bà Nam Phương hiện sống ở Pháp.)

Với Thứ Phi Mộng Ðiệp, hai người con đầu hiện ở Pháp:

1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946).

2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955).

3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tử nạn 9 Bao dai 20tại Nhật.

Với Hoàng Tiểu Lan :

1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sống ở Hawaii.

– Với Lê Thị Phi Ánh :

1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012).

2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).

Với bà Vicky

1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).

Ghi chú:

(1)  Xem tiếng “Mệ” trang 363, Từ Ðiển Nhà Nguyễn (XB Nam Việt 2013).

Yên Huỳnh post (theo Huy Phương/Người Việt)

Logo van de

HNg Huynh V. Yen 3TÊN CỦA NGƯỜI VIỆT

Cái tên do cha mẹ đặt ra ngay từ lúc chào đời. Nói như vậy có nghĩa là người ta không thể tự đặt tên cho mình vì khi đó còn chưa biết nói thì làm sao đòi tên nọ, tên kia. Nhưng xem ra điều này chỉ đúng một phần. Thực tế đã chứng minh nếu tên xấu quá, sau này ta có quyền làm đơn xin đổi tên.

Tác giả xin thanh minh trước : bài viết dưới đây chỉ là góp nhặt chuyện vui-buồn qua cái tên của người Việt, người viết hoàn toàn không có ý châm chọc một ai. Nếu có sự trùng hợp, hoàn toàn ngoài ý muốn của tác giả.

Tại hải ngoại, trong hầu hết các cộng đồng ta thường thấy người Việt Nam gọi nhau bằng những cái tên ‘nửa nạc nửa mỡ’. Nào là anh Micheal Nguyễn, cậu Thomas Trần, côSusan Phạm hoặc chị Lisa Lê… Đây là hiện tượng khá phổ biến vì những người trẻ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba vốn sinh ra tại Mỹ và mang tên “Mỹ-Việt đuề huề” từ nhỏ do cha mẹ đặt ra.

Thế nhưng, đối với những người lớn tuổi thuộc thế hệ thứ nhất, trưởng thành tại Việt Nam, con đàn cháu đống mà lại bỏ đi cái tên Việt có từ thời cha sinh mẹ đẻ để khoác lên cái tên ngoại lai như bác Robert, dì Julie thì thật là… khó chịu đối với một số người đồng hương. 9 Tieng Viet 1Ấy thế mà nhiều ông bà lớn tuổi hình như rất hãnh diện mang cái tên Mỹ trong khi nói tiếng Anh thì ít mà ra dấu thì nhiều!

Một ông bác sĩ tuổi đã cao, tên Đạm, mở phòng mạch ngay trong khu cộng đồng người Việt. Ông là trường hợp được coi là ‘đặc ân’ dành cho một số bác sĩ có bằng cấp ở Việt Nam, chỉ cần qua một cuộc thi và một đợt thực tập rồi được cấp một giấy chứng nhận để phục vụ đồng hương. Khổ nỗi, ông cũng theo… ‘thời thượng’, trương bảng hiệu “Dr. David Nguyen”.

Trong số thân chủ của BS Đạm có một bà khách người miền Nam, chân chất, ít học mà lại bập bẹ nói tiếng Mỹ với giọng miền Nam đặc sệt. Khi tiếp xúc với ông, bà rất kính cẩn và lễ phép: “Dạ thưa bác sĩ Đê Dzịt…”.

Bà phát âm “Đê Dzịt’ (David) một cách kính trọng và phản ứng của ông bác sĩ David cũng tỉnh bơ. Hình như ông đã quá quen với việc tên Mỹ của ông đọc theo giọng miền Nam… Cả hai đều cảm thấy tự nhiên qua lối xưng hô nhưng những người đồng hương có mặt trong phòng khám lại… cười ra nước mắt!

Một bà mang tên Tám từ Việt Nam sang đất Mỹ nhưng sau khi lấy được bằng công dân Hoa Kỳ, bà bèn đổi tên. Bà muốn mọi người phải gọi bà là Tammy, một cái tên mang âm hưởng Mỹ-Việt từ cái tên cũ. Nhiều người quen miệng gọi bà Tám, bà làm bộ không nghe, không biết đến cái tên này. Phải gọi là Tammy thì bà mới quay lại trả lời !

Có một ông thuộc thế hệ người Việt thứ nhất khi còn ở Việt Nam mang họ Bùi, tên Liêm : Bùi Liêm. Sang đến Mỹ, tên của ông được chính thức trở thành Liêm Bùi theo cách viết tên trước họ sau của người Mỹ. Tr blogger 3Nhưng khổ nỗi, trong tiếng Anh không có dấu nên tên của ông trên giấy tờ được viết là Liem Bui. Các bạn đồng hương nói đùa: “Tên gì mà kỳ cục quá, nghe như… liếm bùi !”.

Để không bị chế giễu, ông vẫn giữ họ Bùi nhưng tên Liêm đổi thành Robert hầu tránh ngộ nhận chết người… Tưởng đâu thoát nạn nhưng ông lại gặp thêm rắc rối vì cái tên mới. Số là người Mỹ thường gọi Robert qua cái tên thân mật Bob. Hóa ra tưởng đã yên thân với tên Robert Bui, nay ông lại khốn đốn vì cái tên thân mật Bob Bui. Bạn đồng hương lại có dịp chọc quê : “Liếm bùi chưa đủ hay sao mà lại còn đổi là bóp bùi”.

Có những gia đình Việt được Mỹ hóa hoàn toàn. Những cái tên quen thuộc như thằng cu Bi, con Út, ông Lượm, bà Thắm nay được thay bằng thằng John, con Cecile, ông Jim, bà Jolie. Hình như họ muốn không còn dính dáng gì đến cái xứ Việt Nam bên kia bờ Thái Bình Dương. Họ muốn quên hẳn tổ tiên ông bà, xa lánh đồng hương và thậm chí còn tìm mua nhà ở vùng Mỹ trắng vì ở gần người Việt có nhiều… phiền toái.

Nói đi thì phải nói lại. Không phải người Việt nào cũng gặp chuyện rắc rối khi phải đổi tên tại Mỹ. Trái lại, việc đổi tên nhiều khi cũng thuận lợi, dễ dàng đối với một số người. Chẳng hạn như chữ Văn trong tên đệm thường thấy ở tiếng Việt. Van, không dấu, vốn là tên thường dùng ở Hòa Lan như tên các cầu thủ Van Basten, Van de Saar hoặc tên họa sĩ nổi danh Van Gogh nên cũng khá phổ biến tại Mỹ.

Nhiều người Việt tại Mỹ đã đổi họ Lê hay Lý sang Lee. Nổi bật trong phong trào này là hệ thống 32 cửa hàng bánh mỳ thịt theo kiểu Việt Nam tại các tiểu bang California, Arizona, Oklahoma và Texas của gia đình ông Lê Văn Chiêu.

Thay vì lấy tên là Lê’s Sandwiches ông đã chọn thương hiệu Lee’s Sandwiches, cái tên này nghe có vẻ dễ nhớ hơn đối với khách hàng người bản xứ. Lee’s Sandwiches cũng đã khai trương cửa hàng Lee’s Coffee tại Sài Gòn vào một ngày chỉ toàn số 8 : 8 giờ 8 phút, ngày 8 tháng 8 năm 2008 tại số 80 Hàm Nghi, Quận 1! (Chơi số 8 không thua gì Trung Quốc chọn ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 8/8/2008)

9 Tieng Viet 2Không phải người Việt đổi sang họ Lee vì họ muốn mang quốc tịch Hàn Quốc mà vì Lee là cái tên khá phổ biến tại Mỹ. Như Robert E. Lee, vị tướng Mỹ nổi tiếng trong thời Nội chiến Nam-Bắc. Hiện tại có đến hàng chục thị trấn mang tên Lee trải dài khắp nước Mỹ từ Đông sang Tây.

Dù có dấu hay không dấu, những cái tên như Đỗ Văn Sơn đổi sang tiếng Anh chỉ cần bỏ dấu thành Do Van Son, dễ đọc và cũng dễ hiểu đối với người bản xứ, tương tự như Davidson, Ericson, Dickinson…

Trường hợp Lê Văn Thơm (hoặc Lý Văn Thơm) sẽ biến thành Lee Van Thom, cũng na ná như tài tử nổi tiếng Lee Van Cleef trong các phim cao bồi Wild Wild West của Mỹ. Tên Thơm phát âm giống như Tom của Mỹ mà lại trùng tên với nhà toán học nổi tiếng người Pháp, René Thom. Hoàn toàn không có ý ‘thấy người sang bắt quàng làm họ’ vì ông Lê Văn Thơm chẳng biết (mà cũng không cần biết) René Thom là ai đâu !

Những người có tên thuộc loại trên chắc cũng thầm cám ơn cha mẹ đã khéo đặt tên cho mình. Ngược lại, có những cái tên rất đẹp khi còn ở đất Việt, sang đến Mỹ bỗng trở thành một nỗi phiền muộn.

Các cô có tên đẹp như Mỹ Dung, Hạnh Dung, các cậu quý tử như Anh Dũng, Hùng Dũng đều nhanh chóng đổi tên vì những ‘bất đồng’ về ngôn ngữ và văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Những tên như Dung hoặc Dũng lại trở nên ‘khó nghe’ đối với người bản xứ vì khi phát âm hoặc khi viết nó lại đồng nghĩa với từ ‘dung’ trong tiếng Anh, có nghĩa là… phân súc vật. Hóa ra, Mỹ Dung lại biến thành ‘my dung’.

9 Tieng Viet 3Người Mỹ làm sao hiểu được vì cớ gì có những nhà hàng được người Việt đặt tên là My Dung, thật ra là Mỹ Dung ! Họ thắc mắc nhưng không nói ra : “Chẳng lẽ nhà hàng sang trọng như vậy lại phục vụ món…”. Lại còn tiệm bánh mì Mỹ Dung trên đất Hoa Kỳ nữa chứ :

Các ông có tên Hữu Phúc, Thiên Phúc, Xuân Phước, Hiệp Phước cũng vội vàng đổi tên vì chữ Phúc hay Phước nghe rất chối tai đối với người Mỹ. Khi phát âm, những cái tên đẹp đó lại hao hao giống như ‘fuck’, một từ xấu chỉ sự giao hợp nam nữ ! Người tên Phú sống ở Pháp chắc cũng phải đổi tên vì Phú đồng ân với từ ‘fou’ có nghĩa là Điên !

Ở Áo (Austria), có một ngôi làng nhỏ mang tên Fucking. Đến lượt người Việt lại thắc mắc, không biết dân làng này sống bằng nghề gì ? Họ làm gì ngoài việc fucking ? Xin đưa ra một tấm ảnh làm bằng chứng:

Lại còn những tên Cư, Cự, Cử, Cừ khi viết bằng tiếng Anh không dấu chỉ là ‘Cu’, tạo một ấn tượng không đẹp với các đồng hương. Nếu du lịch sang Hungary, những ông ‘Cu’ này, lại biến thành ‘Cut’ vì trong tiếng Hung những túc từ được thêm âm T khi dùng dưới dạng bổ nghĩa. Chẳng hạn như người Hung sẽ nói: “Tôi thích ông… Cut (có dấu móc trong chữ u)!”

Một trường họp khác cũng khá oái oăm về cái tên của người Việt. Tiếng Nga không có chữ cái tương đương âm H, vì vậy chữ cái X (như âm KH trong tiếng Việt) được dùng thay chữ cái H. Ví dụ, nếu tên tiếng Việt là Huy, viết trong tiếng Nga thành Xyи (X=H, Y=U, И=Y), đọc thành Khuy. Theo tôi biết, Khuy trong tiếng Nga có âm giống như tên bộ phận kín của đàn ông !

Người viết xin kể một chuyện thuộc loại ‘tiếu lâm’ như sau. Hai đồng hương người Việt đã lớn tuổi gặp nhau tại Little Saigon, một ông tự giới thiệu : “Tôi tên Thompson”. Ông kia mới nghe qua đã cảm thấy bị ‘sốc’ vì cái tên Mỹ của người ‘da vàng mũi tẹt’. Thompson, Carbine, Garant vốn là tên của các loại súng dùng trong chiến tranh nên ‘tương kế tựu kế’, ông HO từ Việt Nam mới sang Mỹ, đáp một cách tỉnh bơ : “Tôi tên Colt 45 !”.

Không biết ông Thompson có hiểu thâm ý của người bạn mới quen ? Colt 45 là loại súng ngắn dành cho sĩ quan còn Thompson chỉ là tiểu liên dành cho binh sĩ ! Ông HO chắc không có ý gì khác ngoài việc sửa lưng người đồng hương… mất gốc.

9 Tieng Viet 4Xin khẳng định một lần nữa, người viết hoàn toàn không có ý đả phá hay châm chọc chuyện lấy tên Mỹ hay sửa tên Việt sau khi đã đậu bằng công dân Hoa Kỳ. Một khi đã sống trên nước Mỹ mình phải thay đổi để dễ dàng thích nghi và mau chóng hội nhập. Tuy nhiên, vấn đề là dùng tên đó như thế nào và trong trường hợp nào.

Nên chăng, khi đi làm sở Mỹ, tiếp xúc với người Mỹ, hoặc khi hữu sự ta dùng tên Mỹ để việc giao tiếp với người bản xứ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với đồng hương thì không lý do gì để tự giới thiệu mình là Thompson, David, Tammy trong khi mình vẫn còn có những tên thuần túy từ đất nước Việt Nam như Thơm, Đạm, Tám.

Trước khi chấm dứt bài viết này, xin nói một chút về cái tên của người Việt ngay trên đất Việt. Bạn hãy thử tưởng tượng một thành phần nội các chính phủ gồm toàn những Tôn Thất của nhà Nguyễn xa xưa. Điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ có ông Bộ trưởng Y tế mang tên Tôn Thất Đức, Bộ trưởng Lao Động Tôn Thất Nghiệp, Bộ trưởng Nông nghiệpTôn Thất Bát, Bộ trưởng Kinh tế Tôn Thất Bại, Bộ trưởng Quốc phòng Tôn Thất Trận, Bộ trưởng Giáo dục Tôn Thất Học, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Tôn Thất Sách

Người đọc chắc hẳn sẽ rùng mình với danh sách những vị bộ trưởng dòng Tôn Thất. Theo một người mang tên Vũ Như Cẩn, kịch bản tuy mang tính cách hư cấu nhưng vẫn có khả năng xảy ra nếu tình hình thực tế… vẫn như cũ !

Yên Huỳnh post (theo blog Nguyễn Ngọc Chính)