Truyện ngắn PHÁN XÉT

Logo tim hieu

9 Phan xet 2Ý NGHĨ LỊCH SỬ

VÀ TÔN GIÁO

LỄ PHỤC SINH

Hôm Chủ nhật 31/3/2013 là ngày Lễ Phục Sinh, các tín đồ Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới nói chung, tín hữu Công Giáo nói riêng đang mừng kính ngày Chúa sống lại.

Theo lịch mục vụ Công Giáo, thì một tuần trước giáo dân bước vào tuần lễ cuối cùng của Mùa Lễ Phục Sinh  thường được gọi là Tuần Thánh, với nhiều nghi thức mục vụ truyền thống, kết thúc mùa Phục Sinh. Vào Chủ nhật hôm 31/3, là ngày Lễ Phục Sinh, như thường lệ hàng năm, Đức tân Giáo Hòang Francis Đệ I cũng đã long trọng cử hành thánh lễ đồng tế đại trào truyền thống mừng Chúa sống lại tại đại thánh đường Saint Peter ở Rome. Tuy nhiên có điều đặc biệt trong nhiều cái đặc biệt về lối sống và cách làm mục vụ đặc thù của vị tân Giáo Hoàng Công Giáo đang được cộng luận chú ý, là trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, Ngài đã vào tận nhà tú giam giữ các thanh thiếu niên cử hành nghi thức rửa chân cho 12 tù nhân tượng trung cho 12 tông đồ mà hơn 2013 năm trước chính Chúa Giêsu đã rửa chân cho họ như bài học về sự khiêm cung và tinh thần phục vụ tha nhân nghèo khó trong xã hội….

9 Phuc sinh 1Trong bài bình luận hôm nay, chúng tối muốn đề cập đến ý nghĩa lịch sử và tôn giáo của ngày lễ Phục Sinh, một ngày lễ được coi là trọng đại đối với hàng tỷ con người có chung niềm tin tôn giáo trên trái đất.

Trước hết là ý nghĩa lịch sử, một cách khái quát, thì cách đây khoảng 2013 năm đã có một nhân vật có thật tên là Jesus Christ, đã sinh ra tại địa danh Bethlem và lớn lên tại một vùng đất đã và đang có tranh chấp đẫm máu từ lâu giữa hai dân tộc Israel và Palestine ở vùng Trung Đông. Người này xưng mình là Con Thiên Chúa, đã giáng trần để thực hiện sứ mạng cứu chuộc nhận lọai, với 12 tông đồ được tuyển chọn đầu tiên đi rao giảng về Nước Trời và những điều kiện để được vào Nước Trời của con người sau khi chết. Vẫn theo ý nghĩa lịch sử, Đức Jesus Christ đã là người sáng lập một tôn giáo lớn vào bậc nhất trên thế giới ngày nay. Giáo hội tiên khởi là giáo hội Công Giáo được vị Tông đồ trưởng là Saint Peter, mà giáo dân Công giáo Việt nam quen gọi là Thánh Phê Rô, đã thiết lập tại Rome, thuộc nước Ý.

Sau đó, theo thời gian, vì những mâu thuẫn nội bộ, một số giáo sĩ Công giáo đã tách ra thành lập các giáo hội riêng như các giáo hội Tin Lành, Chính Thống, với nhiều giáo phái tên gọi khác nhau, nhưng cùng chung niềm tin và tôn thờ một Đấng Tối Cao là Thiên Chúa Toàn Năng đã tác tạo vũ trụ vạn vật và cho vận hành theo quy luật chung cũng như riêng cho mỗi loài. Và vì vậy, ngày nay người ta thường gọi chung các giáo hội Công Giáo, các giáo phái Tin Lành, Chính thống là Thiên Chúa Giáo. Riêng Giáo Hội Công Giáo Roma vẫn được lịch sử ghi nhân là Giáo Hội tông truyền do chính Đức Jesus sáng lập, với nhiều vị giáo chủ nối tiếp, tiên khởi là Thánh Phê Rô và vị giáo chủ hiện nay là Đức Thánh Cha Francis, vừa được mật nghị Hồng Y bầu lên thay thế Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 từ nhiệm vì lý do sức khỏe.

9 Phuc sinh 2

Về ý nghĩa tôn giáo, Lễ Phục Sinh là một mầu nhiệm, vượt khỏi tầm tri thức hữu hạn của con người, được mạc khải qua niềm tin về môt Đấng Thiên Sai theo Cựu Ước,đã giáng trần, thực hiện sứ mạng cứu chuộc nhân lọai, do Tổ phụ lòai người là Adam và Eve ăn trái cấm, đã vi phạm giao ước với Thiên Chúa. Sự vi phạm Thiên Luật này đã biến trái đất mà Thiên Chúa có ýđịnh ban đầu tạo dựng như một địa đàng cho lòai người an hưởng hạnh phúc viên mãn, vĩnh cửu, đã biến thành trần gian khổ ải đời đời.

Nhưng vì tình thương nhân loại, vật thụ tạo của mình, Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Jesus Christ đã mặc xác phàm, chịu khổ hình và lấy cái chết treo trên Thập Tự Giá để cứu chuộc nhân lọai, giúp lòai người có điều kiện tái sinh trong nước hằng sống là Thiên Đàng cực lạc. 9 Phuc sinh 3Vẫn theo niềm tin tôn giáo, để chứng tỏ mình chính là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần, trong suốt cuộc đời 33 năm sống trên trần thế, Đức Jesus đả tỏ bầy quyền năng phi phàm qua các phép lạ và phép lạ sau cùng là mầu nhiệm phục sinh, Người đã sống lại sau ba ngày từ cõi chết, rồi trở về trời với lời truyền là Ngài sẽ trở lại trái đất trong ngày tận thế, ngày mà mọi con người từ muôn đời sẽ cùng sống lại để chịu sự phán xét chung về công tội đã làm trong cuộc đời sống trên trần thế.

Kết hợp cả hai ý nghĩ lịch sử và tôn giáo trên đây về ngày Lễ Phục Sinh của Thiên Chúa Giáo, đã cho thấy một ý nghĩa chung hữu thần cho mọi con người theo nhiều tôn giáo khác nhau, rằng chết chưa phải là hết mà là một khởi đầu cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn hay khổ ải hơn cuộc sống đã qua nơi trần thế. Hệ quả tốt xấu này tùy thuộc vào những việc làm của mỗi con người nơi trần thế tạo ra công phúc hay tội lỗi, và vì vậy, mọi tôn giáo HNg Huynh V. Yen 2chân chính đều có giáo lý hướng thiện con người, khuyên dậy con người phải làm lành tránh dữ, tạo nhiều công phúc để đi đến hạnh phúc vĩnh cửu sau cái chết (Thiên đàng theo Thiên Chú Giáo hay Niết Bàn của Phật Giáo). Nhưng đồng thời tôn giáo chân chính cũng chỉ ra rằng, những kẻ làm ác, tội lỗi sẽ bị trừng phạt khổ hình đời đời sau cái chết trong Hỏa Ngục (Theo Thiên Chúa Giáo) hay bịkhổ ải trong kiếp trầm luân (Kiếp luân Hồi theo Phật giáo)

Yên Huỳnh post (theo Thiện ÝHouston, Chủ nhật 31-3-2013)

Logo vannghe

SG Kieu Dac Them 1PHÁN XÉT

– Truyện ngắn : Kiều Đắc Thềm

Biển Hồ miền Galile. Một buổi sáng. Mặt trời đã lên khỏi chân mây, chiếu ánh sáng xuống mặt nước trong xanh. Những đợt sóng nhẹ âu yếm hôn lên bãi cát mịn. Xa xa, từng đoàn thuyền trở về sau một đêm cần lao miệt mài. Những cánh buồm no gió căng lên như những tấm phản ngực của  các chàng ngư dân đang mơ màng ngắm mây trời lặng lờ tít tầng cao. Họ khoan khoái vì biển khơi đã không phụ công họ:  những đống  cá đầy vun nằm phơi mình trong khoang thuyền. Họ sung sướng khi nghĩ đến bếp lửa gia đình ấm cúng đang chờ đón họ trở về. Những thân hình lực lưỡng, gân guốc, sạm đen vì nắng gió biển khơi cứ thong dong hít thở không khí trong lành ban mai.

Trên mặt biển lúc này không chỉ là những con thuyền của ngư dân mà còn có những con thuyền khác nữa. Đó là thuyền của khách thập phương. Họ là dân vùng Thập Tỉnh, dân thành Giê-ru-sa-lem, dân miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan. Họ lũ lượt kéo đến đây để trông thấy và được nghe một vị ngôn sứ đầy uy quyền thuyết giảng  cùng với hi vọng sẽ được Người chữa lành các bệnh tật. Họ như những lữ hành trong sa mạc đang khát khô cả cổ vì thiếu nước. Bao nhiêu năm sống trong ngục sâu tù hãm của kiếp nô lệ, mắt  và tai họ bị bịt kín. Họ chẳng hề trông thấy và nghe thấy gì khác ngoài những điệp khúc hà khắc của kẻ thống trị. Đôi vai họ oằn xuống gần sát đất bởi gánh nặng lề luật cực kì phi nhân và phi luân. Đám Pha-ri-siêu và tư tế cấu kết với ngoại bang đang đặt ách thống trị trên đất nước để nhấn chìm dân  chúng vào chốn lầm than, bần hàn.9 Phan xet 1 Số phận người dân nơi đây khác nào sâu bọ.  Bọn thống trị La-mã còn áp dụng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Bọn chúng đã ngụy tạo một thần tượng , rồi thần thánh hóa nó và bắt buộc dân chúng phải tôn thờ như một đấng thần linh.

Dưới đáy vực sâu tăm tối,  những phận người khốn nạn ấy chỉ biết cúi đầu khóc  than. Trong  cùm  gông xích xiềng nô lệ, họ đã bị tê liệt sức đề kháng. Họ chỉ biết ngày đêm âm thầm cầu xin Ja- vê gửi xuống cho họ một đấng cứu tinh. Thế nhưng, hết năm này qua năm nọ, hết đời ông đến đời cha và đến cả đời cháu chắt nữa, những lời khẩn khoản nài xin của họ vẫn chưa thấu tai đấng cao xanh. Sự chờ đợi mỏi mòn đôi khi khiến họ nản lòng. Nhất là lúc họ bị dồn vào  bước đường cùng. Bọn thống trị như loài liên cầu khuẩn, chúng len lỏi vào tận ngang cùng ngõ hẹp, đi sâu vào tận cùng  tim óc của con  người. Vì vậy, đã không có ít người cả gan phạm thượng, dám oán trách đấng Ja-vê. Họ cho rằng đấng Ja-vê đã bỏ họ chết ngắc ngoải giữa đàn sói say máu người.

Giữa lúc lòng người rối rắm trăm bề thì người ta nghe đồn có một Đấng Cứu thế xuất hiện. Người rao truyền tin lành cho muôn dân.  Các bài giảng của Người là những giọt nước mát ngọt ngào mà kẻ lữ hành trong sa mạc đang khát khao tìm kiếm. Đó là những lời lẽ yêu thương đầy ắp tình nhân loại. Người lớn tiếng lên án những bất công xã hội. Người lớn tiếng lột trần bộ mặt xấu xa của bè lũ giả hình, của giai cấp tăng lữ, của kẻ thống trị tàn ác. Qua Người, dân chúng đã  thấy lấp ló những tia hi vọng một tương lai sáng sủa.

Và hôm nay, đoàn đoàn lớp lớp dân chúng  lại tuôn đến với Người.

oOo

Cách bờ biển khoảng non một cây số có một cánh rừng thưa. Ngoài bìa rừng có một ngọn đồi. 9 Phan xet 3Dưới chân ngọn đồi là một cây cổ thụ, cành lá sum suê. Dưới gốc cổ thụ đó, một nhóm người đang say giấc. Họ là những môn đệ của Đấng Cứu thế. Đó là những ngư dân chất phác, nhưng lại có một trái tim nhiệt thành và quả cảm. Từ lúc được Người tuyển chọn, họ đã từ bỏ mọi sự để dấn thân theo Thầy. Sau một ngày rong ruổi khắp vùng Ga-li-lê, họ mệt nhoài, nên đặt mình xuống là ngủ say như chết.

Bỗng họ giật mình thức giấc vì nghe có nhiều tiếng ồn ào. Mở mắt ra, họ thấy những bóng người lố nhố, kẻ đứng, người ngồi. Những người này nói cười rôm rả. thần thái  tươi vui như thể đang đi trẩy hội. Những câu chuyện của họ đều xoay quanh một đề tài: Đáng Cứu Thế. Đoàn người nói cho nhau nghe nghe về những bài giảng của Người, về những phép lạ Người đã làm.

Dân chúng kéo đến mỗi lúc một đông. Các môn đệ không hiểu bằng cách nào mà người ta  biết Thầy đang có mặt ở đây mà kéo nhau đến. Họ đưa mắt tìm Thầy, nhưng không thấy bóng dáng Thầy đâu. Tuy không nói ra, nhưng tất cả đều biết hiện giờ Thầy đang ở chỗ nào và làm gì. Họ lặng lẽ tiến vào rừng. Những bước chân thanh thản. Những ánh mắt ngời sáng. Khi vào đến giữa rừng thì họ dừng lại.

Trước mặt họ, Thầy đang quì trên thảm cỏ mướt xanh, hai tay dang rộng, mắt ngước lên trời. Thầy cầu nguyện. Trong khi các môn đệ ngủ say thì Thầy đi vào chốn thanh vắng để cầu nguyện. Luôn luôn là như thế. Thầy không ngơi nhắc nhở các môn đệ : “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”. Thế nhưng, vì là người phàm, nên họ đã không tuân theo lời Thầy được, cứ đặt mình xuống là ngáy ro ro. Giờ đây, như có một lực vô hình lôi cuốn, các môn đệ, không ai bảo ai, nhất tề quì xuống. Lạ thay, lúc ấy tâm hồn họ tự nhiên yên ắng và chìm sâu trong suy niệm. Họ không còn bị chi phối bởi cảnh trí chung quanh nữa. Tai họ như bị bịt kín nên không nghe thấy tiếng chim ca hót líu lo chào mừng ánh bình minh đang rực rỡ chiếu rọi trên vạn vật. Mắt họ cũng không trông thấy từng đàn bướm bay lượn tung tăng bên muôn đóa hoa rừng tuyệt sắc. Thầy và môn đệ đang gặp nhau trong suy niệm. Giữa lúc tâm hồn các môn đệ chìm đắm trong kinh nguyện thì họ nghe bên tai tiếng gọi của Thầy :

9 Phan xet 6– Chúng ta ra ngoài đi !

Họ liền choàng tỉnh, đứng lên và bước theo Thầy. Ra đến cửa rừng, họ thấy một biển người đang tụ tập dưới chân ngọn đồi. Kẻ đứng, người ngồi. Kẻ ăn, người uống. Tiếng cười nói, tiếng ca hát  làm rúng động một góc trời. Những đứa trẻ con chạy nhảy tung tăng. Nhìn đám đông, ánh mắt Thầy đượm vẻ buồn. Người nói với các môn sinh bằng giọng ngậm ngùi :

– Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít ỏi quá. Anh em hãy xin chủ mùa gặt phái thợ gặt đến cánh đồng này để thu hoạch.

Các ông không hiểu í nghĩa câu nói ẩn dụ của Thầy, nhưng lại rụt rè không dám hỏi, chỉ lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau.

Đoàn người thấy bóng dáng Thầy liền nhảy lên reo mừng. Tiếng reo làm át cả tiếng sóng biển và khiến cho đàn chim đang bay trên bầu trời sợ hãi; chúng buông ra những tiếng kêu khiếp đảm và vội vã sải cánh bay vút đi. Rồi đoàn người rùng rùng chạy lại phía Thầy đang đứng. Họ chen lấn, xô đẩy nhau như thể đang tranh giành miếng mồi béo bở. Ai cũng muốn được đến gần Thầy. Những người yếu đuối, bệnh tật thì khóc lóc, than vãn vì bị những người khỏe mạnh lấn áp. Tuy vậy, họ không bỏ cuộc. Họ vẫn lê những bước nặng nề, khó khăn với hi vọng sẽ được đến gần Thầy để được nghe những lời dạy dỗ đầy tính nhân bản của Thầy, và nhất là được Thầy chữa khỏi bệnh tật. Họ đã được nghe và chứng kiến Thầy chữa lành những con bệnh ngặt nghèo. Cánh cửa tương lai tươi sáng đang mở  toang trước mặt họ.

Đám đông cứ ùn ùn kéo tới. Các môn đệ như những vệ sĩ, toát cả mồ hôi để bảo vệ Thầy. Thầy tiến về phía ngọn đồi. Đang đi, bỗng Thầy dừng lại và đưa mắt nhìn đám đông. Đoàn người tỏ vẻ  ngạc nhiên không hiểu vì lí do gì mà Thầy dừng lại đột ngột như vậy. Tự nhiên, bao nhiêu thứ âm thanh đều ngưng bặt.  Hằng trăm cặp mắt đổ dồn về phía Thầy. Họ chờ đợi Thầy lên tiếng. Và Thầy lên tiếng :

– Ai vừa chạm vào gấu áo tôi ?

Đoàn người sửng sốt trước câu hỏi ấy. Ai ? Ai ? Họ nhìn nhau thăm dò. Quả thực không dễ gì tìm ra người đã chạm vào gấu áo Thầy. Người đông quá mà, làm sao biết được ai là người đã làm việc đó ? Vả lại, nếu có thì cũng là điều bình thường, vì sự chen lấn chắc sẽ dẫn đến việc ấy. 9 Phan xet 4Thế thì tại sao Thầy lại hỏi như vậy nhỉ ? Thế rồi, những tiếng xì xào nổi lên. Trước còn ít, sau càng lúc càng nhiều. Ai cũng nhao nhao hỏi xem kẻ nào đã đụng vào gấu áo của Người. Các môn sinh của Thầy cũng nói :

– Thưa Thầy, người đông như kiến thế này thì biết ai là kẻ đã chạm tay vào gấu áo Thầy ?

Thầy lặng im nhìn vào đám đông. Giữa lúc sự ồn náo đã lên tới cực điểm thì từ trong đám đông những tiếng gào vang lên :

– Ngợi khen Đấng Cứu Thế ! Ngợi khen Đấng Cứu Thế ! ….

Và một phụ nữ đang tìm cách chui ra khỏi đám đông. Vừa lách mình vừa la to : “Ngợi khen Đấng Cứu Thế ! Ngợi khen đấng Cứu Thế!”. Đám đông vội vã nhường chỗ cho chị ta bước ra. Khi đã thoát khỏi sự vây hãm của đoàn người, chị ta tiến đến gần Thầy, quì xuống, chắp hai tay lại và lạy lấy lạy để. Nước mắt chị ta cứ chảy dòng dòng. Không ai hiểu ất giáp việc này như thế nào. Thầy bảo chị ta ;

– Chị hãy đứng lên !

Chị ta vâng lời, đứng lên. Đó là một phụ nữ trạc ngoài ba mươi. Không đợi Thầy cho phép, chị hướng mặt về phía đám đông và nói :

– Tôi bị bệnh hoại huyết suốt mười hai năm nay. Tôi đã chạy thầy thạy thuốc khắp mọi nơi. Ở đâu nghe nói có thầy thuốc giỏi là tôi tìm đến, không quản ngại đường xá xa xôi. Thế nhưng, tiền mất tật mang. Đã nhiều lần tôi ngĩ đến việc quyên sinh, vì căn bệnh quái ác này làm cho tôi khốn khổ vô cùng. Nó cô lập tôi với xã hội. Tôi không dám đến gần ai vì cái mùi hôi hám cứ bám chặt lấy tôi như con đỉa đói. Tôi không còn nước mắt để than khóc nữa. Tôi chỉ còn duy nhất một phương thuốc để cậy trông : cầu nguyện. Vâng, tôi hằng cầu nguyện Thượng Đế ban ơn cho tôi được gặp thầy gặp thuốc. Và lời cầu của tôi đã được chấp nhận : hôm nay tôi đã hoàn thoàn khỏi bệnh.

9 Phan xet 7Trước đó, tôi nghe đồn có một Đấng Cứu Thế  xuất hiện. Người là bậc thượng trí và tài năng siêu phàm. Người đã chữa lành rất nhiều bệnh nan y mà các thày thuốc tài ba lỗi lạc đã bó tay: cho người mù được sáng mắt, mở miệng mở tai cho người câm điếc, chữa lành cho người bị phong cùi, và thậm chí còn khiến kẻ chết sống lại… Những tin tức ấy là liều thuốc cải tử hoàn sinh đối với tôi. Trong tấm thân xanh xao, gầy đét như que củi của tôi bừng lên tia hi vọng sống còn. Thế là con ốc sên quyết chí thò đầu ra khỏi cái vỏ cứng – nơi nó tưởng là pháo đài vĩnh viễn giúp nó thoát khỏi mặc cảm tự ti cho đến mãn kiếp.

ôi đã rong ruổi khắp nơi để tìm gặp Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, sự tìm gặp này không đơn giản và dễ dàng như tôi nghĩ. Bởi lẽ, Đấng Cứu Thế đâu có giảng dạy cố định ở một nơi. Lúc nghe tin Ngài đang giảng ở Na-da-rét, tôi liền tim đến thì được biết Ngài đã sang bên kia bờ sông Gio-đan rồi. Thế là tôi lại cất công đến đó. Đến nơi, người ta bảo Ngài đang ở  hồ Ghê-xê-na-rét… Cứ thế mà bước chân tôi ruổi rong. Càng đi, niềm hi vọng của tôi càng lớn mạnh, vì tai tôi được nghe bao điều kì diệu về Ngài và mắt tôi được nhìn thấy rõ mồn một những nhân chứng sống mà Ngài đã chữa lành bệnh tật cho họ. Và hôm nay thì không phải tôi nghe và thấy nhân chứng nữa mà chính tôi là người được Ngài chữa lành chúng bệnh nan y kéo dài từ mười hai năm qua. Quả vậy, lúc nãy, trong khi chen lấn để được đến gần Ngài cho Ngài thấy tôi mà dủ lòng thương xót chữa bệnh cho tôi, tôi luôn miệng cầu xin. Khi biết rằng khó có thể đến gần Ngài được thì tôi nghĩ chỉ cần chạm tay vào vạt áo Ngài thôi thì bệnh tôi sẽ được khỏi. Vì thế, tôi lấy hết sức bình sinh để làm công việc đó. Thật diệu kì làm sao! Khi tay tôi vừa chạm vào vạt áo Ngài thì máu trong người tôi liền ngưng chảy. Người tôi tức khắc trở nên khô ráo, sạch sẽ.

Nói tới đây, người phụ nữ xúc động quá, khóc òa lên rồi lại quì gối xuống mà lạy tạ Thầy. Đoàn người , dường như có một sức mạnh vô hình nào đó thúc đẩy, cũng đồng loạt quì xuống, miệng kêu to :

– Ngợi khen Đấng Cứu Thế ! Ngợi khen Đấng Cứu Thế ! Ngợi khen Đấng Cứu Thế !

Khi cơn xúc động của họ đã lắng xuống, Thầy ra hiệu cho họ đứng lên và im lặng rồi Thầy bảo người phụ nữ :

– Lòng tin của chị đã chữa cho chị khỏi bệnh.

Thầy vừa nói dứt câu thì từ đàng xa vọng lại những tiếng ồn ào cùng tiếng bước chân dồn dập. Đám đông nhất tề quay đầu lại. Họ nhìn thấy một  cột khói bụi bay lên. Trong cột khói đó có một đám người lố nhố, vừa đi vừa chạy, luôn miệng la hét. Đi đầu là các vị tư tế cùng các luật sĩ và kinh sư. Đằng sau các vị này là một người phụ nữ, tay bị trói, mặt mày bầm tím, luôn cúi gằm mặt xuống và cuối cùng là những đàn ông, đàn bà và trẻ con. Bọn họ luôn miệng chửi thề, mắng nhiếc người phụ nữ kia bằng những lời lẽ vô cùng  tục tĩu, độc địa. Người nào người nấy lăm lăm một bao đá xanh, trông thật đáng sợ. Ánh mắt họ toát ra mùi tử khí.

Các môn đệ và đoàn người không hiểu chuyện gì đã xảy ra với người phụ nữ. Tuy thế, cứ trông thấy sự việc thì cũng suy đoán được là người  này đã mắc phải một tội nào đó nghiêm trọng lắm.

Đám đông dừng lại trước mặt Thầy. Lũ đàn ông xô người phụ nữ khiến chị ta ngã sóng soài trên mặt đất.

– Quì xuống ! Quì xuống !

Bọn người phía sau la to. Chị ta lồm cồm bò dậy. Nhưng vì tay bị trói ra phía sau , nên rất khó khăn cho việc quì lên. Chị cứ lăn qua lăn lại mãi mà không thể nào nhấc mình lên được. Thấy vậy, một trong số họ lại giúp  chị ta quì lên. Đất cát dính bê bết trên khuôn mặt bị trầy xước. Người phụ nữ run rẩy, đầu cúi gầm xuống đất. Những con người đứng phía sau vẫn không ngừng la hét, mắng chửi. Một thầy tư tế ra hiệu cho đám đông im lặng. Rồi ông ta thưa với Thầy :

– Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt gặp quả tang phạm tội ngoại tình. Tội ngoại tình, theo luật Môi-sê thì phải chịu hình phạt ném đá. Còn Thầy, Thầy bảo chúng tôi xử người đàn bà này như thế nào ?

Nói xong, thầy tư tế nhìn chằm chằm vào mặt Thầy để dò xét phản ứng. Từ lúc đám đông này xuất hiện, Thầy vẫn giữ thái độ bình thản. Thấy Thầy im lặng, bọn họ lại hỏi :

– Thưa Thầy, theo Thầy thì chúng tôi cần xử phạt người đàn bà này như thế nào?

Thầy nhẹ nhàng nói với họ :

–  Ai trong các ông là người vô tội thì hãy ném đá người phụ nữ này .

Nói xong, Người lặng lẽ ngồi xuống, nhặt một cành cây khô nằm trên mặt đất và viết viết … Đám  đông im lặng như tờ. Một phút… năm phút… mười phút… Thời gian nặng nề trôi. Người ta có thể nghe được  tiếng tim đập trong lồng ngực. Những cặp mắt nhìn nhau. Kẻ này nhìn kẻ kia. Quay sang phải, quay sang trái, quay lại phía sau… Những tia lửa hận thù biến mất. Thay vào đó là sự bối rối. Những bao đá lần lượt được bỏ xuống. Rồi, vài ba mái đầu bạc từ từ quay gót. Đám đông ô hợp xôn xao. Và lại có những bàn chân khác tiếp nối bước đi  của những mái đầu bạc.

Các thầy tư tế, kinh sư và luật sĩ cũng đưa mắt nhìn nhau. Mặt họ trở nên tím tái.  Có người hàm răng cắn muốn bật máu bờ môi. Khi số người bỏ ra về bắt đầu tăng thì có tiếng quát :

– Đứng lại ! Tất cả phải đứng lại !

Đó là tiếng quát của thầy tư tế vào bậc niên trưởng. Râu tóc ông ta bạc phơ. Đôi chân vốn đã yếu, giờ phút này lại càng yếu hơn. Ông ta run rẩy. Một thầy tư tế trẻ vội chạy  đến bên cạnh,  dùng tay đỡ vai ông ta.

9 Phan xet 5Nghe tiếng quát của thầy tư tế già, đám người ô hợp run bắn cho dù tiếng quát ấy rất thiếu uy lực. Có lẽ do thói quen vâng phục từ bao đời nay. Vâng phục như một đàn cừu.  Tất cả chỉ vâng lời bề mặt thôi, chứ trong lòng họ bất mãn vô cùng. Thế nhưng, vì chỉ là một con ốc vít nhỏ trong một guồng máy có cấu tạo phức tạp nên họ không thể làm gì khác được, nếu không sẽ bị nghiền nát như tương. Hơn nữa, cái guồng máy khổng lồ này đã trùm lấp lên bao đời của dân chúng rồi. Từng đời qua đi, rồi lại từng đời nối tiếp. Cứ như thế họ trở thành những cọng bún mềm èo.

Họ chùn bước, chăm chăm nhìn vào những người lãnh đạo để chờ phán quyết. Chắc chắn người phụ nữ này sẽ tan xác như bao nhiêu người từng bị giới lãnh đạo kết án trước đây. Quyền sinh sát của Hội đồng Thượng tế là bất khả xâm phạm. Hội đồng này là hình ảnh của Pháp đình tôn giáo thời trung cổ. Vì vậy, dân chúng luôn luôn canh cánh nỗi hãi sợ. Và giờ đây, vị niên trưởng tư tế đã lên tiếng. Điều đó có nghĩa là sẽ có máu đổ thịt rơi. Nhìn thấy sự hãi sợ trong ánh mắt của đám cừu trước mặt, vị tư tế già cảm thấy yên lòng vì nghĩ rằng cái bóng ma quái của giai cấp ông vẫn còn đủ sức để mê hoặc và trấn áp chúng. Lão im lặng một hồi lâu với chủ đích gia tăng nỗi hãi sợ nơi đàn cừu. Sau khi tin rằng nỗi sợ đã ngấm vào từng tế bào của mỗi con cừu, lão mới thủng thẳng lên tiếng:

– Các người hãy nghe cho rõ đây. Luật là của Đấng Ja-vê ban xuống cho Môi-sê và Môi-sê đã truyền lại cho chúng ta. Không một ai  có quyền thay đổi Luật, dù chỉ một dấu phẩy, dấu chấm. Luật dạy rằng những kẻ phạm tội ngoại tình thì phải chịu hình phạt ném đá cho tới chết. Người đàn bà này đã phạm vào điều luật đó. Bởi vậy, y thị phải chấp hành nhận hình phạt này. Kẻ nào không ném đá y thị là phạm Luật. Phạm Luật là xúc phạm tới Môi-sê. Xúc phạm tới Môi-sê là xúc phạm tới Đấng Ja-vê tối cao. Bây giờ các người hãy thi hành Luật đi!

Đàn cừu vẫn bất động, đầu cúi xuống. Thời gian nặng nề trôi qua. Đàn cừu có vẻ  như bị điếc nặng. Những bao đá vẫn nằm dưới chân. Những tia lửa từ mắt sư tử quét lên từng khuôn mặt cừu. Thế nhưng, chúng bị vô hiệu hóa một cách tàn nhẫn trước sự thinh lặng của đàn cừu.  Thế là sư tử bắt đầu chuyển động. Răng nghiến kèn kẹt.  Những móng vuốt sắc nhọn chuẩn bị giương ra. Sư tử đầu đàn rống lên :

– Ném ! Ném ! Ném ! Ném đi !

– …..

– Ném ! Ném ! Ném ! Ném đi !

– …..

Một sư tử nhảy vụt đến bên một con cừu, cúi xuống nhặt bao đá, thò tay vào và lấy ra một hòn khá to, tay vung lên.

– Thôi ! Đủ quá rồi, thưa quí ngài. Hãy dừng tay lại trước khi quá muộn !

Một tiếng quát như lệnh vỡ phát ra từ trong đàn cừu. Bàn tay sư tử chùn lại. Tất cả mọi con mắt đều đổ dồn về phía tiếng quát. Một người đàn ông bước ra. Có những tiếng xầm xì. Tiếng xầm xì mỗi lúc một nhiều lên :

– Đây không phải là người ăn xin mù lòa đã thường ngồi bên vệ đường xin ăn hay sao ?

Người đàn ông bước nhanh lên phía trước và dõng dạc nói :

9 Phan xet 8– Phải, tôi chính là người hành khất mù lòa hằng ngồi ăn xin bên vệ đường. Cặp mắt sáng này là của Đức Giê-su đây ban cho tôi khi tôi khẩn khoản cầu xin Ngài. Việc này đã diễn ra trước sự chứng kiến của hằng trăm con người. Và vì thế, tất cả mọi người đã nhận ngay ra tôi khi tôi xuất hiện. Trước đây, khi  còn bị chìm đắm trong tối tăm, tôi luôn hình dung ra một thế giới rất đẹp qua những lời giáo huấn của các ông. Đó là một xã hội công bình, bác ái, không còn ai phải sống kiếp nô lệ lầm than nữa. Và các ông, đối với tôi, quả là các bậc thánh nhân.

Các ông trong sáng quá, cao thượng quá. Tôi tự nhủ, nếu có một phép mầu giúp tôi sáng mắt thì việc làm đầu tiên của tôi là chạy đến phủ phục dưới chân các ông để bày tỏ lòng khâm phục, quí mến. Cứ như thế, gần như cả đời tôi, tôi nghĩ rằng mình đang được sống trên thiên đàng. Những đồng tiền người qua kẻ lại bỏ vào cái nón trước mặt tôi hằng ngày há không phải là một bằng chứng sao ? Bằng chứng của tình người. Mà tình người đó có được là do công lao dạy dỗ của các ông, do những  qui luật đạo đức của các ông đề ra. Đôi lúc tôi trộm nghĩ rằng cuộc sống trên thiên đàng chắc cũng  như thế này là cùng chứ gì.

Thế nhưng… (Người đàn ông ngừng lại trong ít giây. Những cặp mắt cừu nhìn anh ta như thúc giục. Im lặng như thóc. Lũ sư tử hằn học nhìn người đàn ông như thể muốn ăn tươi nuốt sống kẻ ngạo ngược. Rồi anh ta lại tiếp tục. Cuộc đời này thật bất công khi nó sinh ra hai chữ “ thế nhưng”. Bởi vì đi sau nó là một chuỗi bẽ bàng, đau xót, căm hận. Cái thiên đàng trong bóng tối của tôi sụp đổ ngay sau khi tôi được nhìn thấy ánh sáng. Đó không còn là thiên đàng nữa mà là hỏa ngục. Bất công, gian ác, khủng bố tràn lan khắp nơi nơi. Tiếng khóc của lê dân thấu tới trời xanh, nhưng lại không thủng màng nhĩ của các ông. Các bậc thánh nhân tôi hằng tôn thờ trong phút chốc hiện nguyên hình là những con quỉ tàn bạo, dâm dật, tham lam, ích kỉ.  Bọn các ông chỉ biết  ra sức bó những bó cực nặng để chất lên vai người khác, khiến họ phải è cổ ra vác.

Những bó nặng nề đó cứ mỗi ngày một chồng chất lên đôi vai yếu ớt của dân đen. Trong lúc ấy, bọn các ông phè phỡn sa hoa trong lâu đài điện ngọc với rượu ngon gái tơ. Những cuộc truy hoan của các ông kéo dài thâu đêm suốt sáng. Tiếng đàn, tiếng hát véo von đã bịt kín tai các ông khiến cho các ông không nghe thấy tiếng than oán trập trùng của dân đen từ làng mạc hẻo lánh đến thành thị huyên náo ngựa xe. Các ông chỉ đi rình mò những hạt cát trong mắt những người thân cô thế cô để bắt bẻ và kết án.

Người đàn bà này có tội ư ? Phải. Nhưng tội của chị ta có to bằng tội giả nhân giả nghĩa của các ông không ? Tội của chị ta có lớn bằng tội lường gạt hằng trăm triệu người của các ông không ? Tội của người đàn bà này sao sánh được với tội sát nhân tàn bạo của các ông ? Nếu phải kể tội các ông thì đến tận thế chưa chắc đã hết. Vậy, các ông hãy ném đá người phụ nữ này đi! Tay các  ông đã đã nhuốm máu hằng hà sa số sinh linh rồi, bây giờ lại thêm một nhân mạng nữa thì đã  có sao! Máu của con người này sẽ nâng  thành tích của các ông lên một tầng cao mới để các ông vênh vang tự sướng mỗi khi đề cập đến công lao hiển hách của các ông. Ném đi! Các ông còn chờ gì mà không ném đá chết người phụ nữ này đi ? Ném đi! Ném đi! Ném đi nào !

Trong khi anh ta nói thì đàn cừu chuyển động. Những chuyển động cứ tăng dần lên theo từng câu nói của anh. Và khi anh dứt, những chuyển động ấy đã kết thành một cơn chấn động kinh hoàng. Những cánh ta vung lên mạnh mẽ và những hòn đá tới tấp tung ra cùng với tiếng hò reo muốn vỡ tan cả đất trời : “Giết… giết… giết… giết… giết hết lũ sói đội lốt người này đi ! G…i…ế…t..…”. Và đàn sư tử ôm đầu máu chạy thục mạng. Người đàn ông vội vàng thét lớn :

Tr cau nguyen 1– Dừng lại ! Dừng lại ! Dừng lại !

Tiếng thét của anh bị cơn sóng thần phẫn uất nuốt chửng. Họ chẳng còn nghe, chẳng còn thấy gì nữa ngoài những kẻ thủ ác cần phải trừng trị. Họ truy đuổi chúng trong tiếng hò reo man rợ. Người đàn ông chạy theo đoàn người, vừa chạy vừa kêu : “Dừng lại ! Dừng lại ! Dừng lại !”.  Những tiếng chân long trời lở đất xa dần, xa dần và mất hút .

Bây giờ, dưới chân ngọn đồi chỉ còn Thầy, các môn đệ và người phụ nữ bị kết án ngoại tình. Chị ta quì dưới chân Thầy, đầu cúi xuống, miệng lắp bắp :

– Xin Ngài tha tội cho con !

Thầy đỡ chị ta đứng lên, dịu dàng nói :

– Chị hãy ra về và đừng phạm tội nữa !

Xa xa, tiếng sóng biển rì rào vỗ vào mạn cát. Trên bầu trời xanh lơ lững thững dạo chơi những áng mây trắng và những con hải âu bay lượn…

Người phụ nữ quay gót, nước mắt dàn dụa…

Thầy và các môn đệ lên thuyền để đi đến vùng Giu-đê. Lúa chín đầy đồng mà  thợ gặt thì thiếu quá.

Kiều Đắc Thềm