BẢN TIN PHỤ số 20 (172/21/6/13)

Logo ban tin

Tr cao boi gia 1CAO BỒI GIÀ “TÁM CHUYỆN”

Các bạn,

1/- Ngày 21/6/2013 trong nước xem là ngày Báo Chí Việt Nam (quyết định vào năm 1925), nhưng có người bạn hỏi Cao Bồi Già nguyên là nhà báo và vì sao không có một lời nào về ngày này.

Có lẽ Cao Bồi Già phải quay lại khoảng 36 – 37 năm về trước, khi những người Sài Gòn đang đa số chịu cảnh thất nghiệp, trong đó cũng không miễn trừ Cao Bối Già dù rằng vào ngày 30/4/75 “được UBQQ” giao nhiệm vụ trông giữ trụ sở tòa báo đến hơn 6 tháng mới cho trở về gia đình, cùng một giấy chứng nhận của “đồng chí chính ủy” chứng rằng là người có công giữ tài sản cho chính quyền Quân Quản lúc đó toàn vẹn.

Vào năm 1977, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại mang bệnh bẩm sinh (hở van tim) nên không thể lao động chân tay,7 Hoang sa chỉ có thể làm việc văn phòng (điều này phòng y tế trường HNC cũng cho miễn tập thể thao, và khi đi quân dịch cũng được miễn dịch vĩnh viễn trở về nhà), có đưa đơn xin việc làm tại một tòa soạn tờ báo nọ trong thành phố. Nhưng chỉ được hồi âm “qua lý lịch của anh, chúng tôi không có biên chế tuyển dụng”

Như vậy với chính thể mới này Cao Bồi Già không còn còn là ký giả hay người làm báo nữa. Và 38 năm nay phải đổi tên mới còn có những sáng tác phẩm ra đời sau 1975.

Còn nhớ vào cuối thiên niên kỷ thứ 2, Cao Bồi Già bắt đầu viết truyện ma để kiếm sống, chỉ nghe nhà sách nói lại rằng “NXB không cho anh sử dụng lại bút hiệu cũ, vậy anh cho một tên mới”. Chuyện đổi tên thật ra Cao Bồi Già nghe đã lậu, các ca nhạc sĩ muốn hoạt động trở lại phải đổi tên A thánh B hay C gì đó, và mấy nhà văn thiên tả trước đó cũng phải mặc cái áo mới, chẳng riêng Cao Bồi Già từng bị phê “không có biên chế”, nên đành ký những cái tên như Thiên Việt, Nguyễn Lê Quan, Khách Giang Hồ v.v…

Như vậy người bạn hỏi Ngày Báo Chí tại sao và tại sao, nay Cao Bồi Già đã có câu hồi đáp… tại vì và tại vì.

2/- Trở lại chuyện đồng môn viết thấy sướng hơn. Số là Cao Bồi Già có mấy lần lên tiếng tò mò vì cái hủ thuốc “Bổ chứ không Sung” mang nhãn One A Day, thì ngay hôm sau nghe bạn hiền đang đi chơi bên xứ Cờ Hoa báo tin về :

9 Tang luc 1Bạn hiền gần tuổi bảy mươi

Thương nhau tự nguyện có gì phiền đâu

Thuốc Bổ khác với thuốc Sung

Thuốc Sung vừa nhẹ vừa nhanh

Ba mươi viên Bổ chỉ bằng viên Sung

Lúc “kháng chiến” có gì xài đó

Thử xem khi “chiến đấu” có thành công

Cuối cùng có câu : “thằng Phú Lê nhiệt tình hết lòng ủng hộ hai thằng Yamacoha…tụi bay”

Một lần nữa Cao Bồi Già vô vàn cảm ơn các bậu đã chiếu cố đến mấy thằng ở quê nhà đang mõi mòn chờ đợi cái lọ thuốc “Bổ mà không Sung” này. Nếu để lâu sợ rằng bà chủ hộ nổi mốc meo thì khốn !

3/- Cao Bồi Già mới bị hàm oan, có thằng bạn mới mail đến sỉ vả vì cái bài Tr Ong gia 8“Đằng sau những lần về thăm quê hương” (trong mục Quý bà đại chiến), nó viết “Vì cớ gì mà mày đăng cái bài viết quỷ này ra ! Từ nay “Bả” cấm tao không được về một mình nữa ! Hu Hu Hu !”

Nên đành phải xin lỗi nó vì không ngờ bài viết lại làm bạn mình bị “cấm vận” không được về thăm nhà một mình. Nhưng thật tình đó là một bài viết đầy tính suy diễn, “tiểu thuyết hóa” xã hội, chuyện các ông Việt Kiều hay về VN đi tìm… phở để xơi. Có ông về đến nhà an toàn, có ông gây ra chuyện đỗ vở gia đình v.v… trong đó cũng nêu cách quý bà trị chồng bằng “nhà nước có quốc pháp, gia đạo có gia uy”, cảnh tỉnh các ông về thăm nhà chớ có léng phéng bậy bạ mà tự mang họa vào thân. Ai ngờ mấy bà chủ hộ hay ghen, cứ tưởng ông xã trên dưới 7 “bó” của mình còn gân, nên ra tay “cấm vận” như vậy. (mời xem mấy vần thơ phiếm dưới đây, có lẽ mấy bà sẽ cảm thông chăng).

Và xin nói nhỏ, lở có ông nào xài Multi One A Day thì coi chừng, mấy bả mà đọc được bài Cao Bồi Già lên tiếng khen hủ thuốc này, coi chừng mấy bả ghen lên mà thiến cho thành thái giám thì… nguy to. 

Cao Bồi Già

Logo phiem

Tr Ong gia 2CUỘC ĐỜI CỦA QUÝ ÔNG

Thân gởi riêng các Quý ông…

Thử xem cuộc đời một ông chồng xem có đúng như bà vợ này tả không nha ?

1/. Giai đoạn 1: năm 20 – 30 tuổi

Chồng em chẳng thích ăn quà

Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm

Cơm nhà rất dẻo rất thơm

Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà…

2/. Giai đoạn 2: năm 30 – 40 tuổi

Chồng em đã biết ăn quà,

Tr dan ong 6Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn cơm.

Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm, 

Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà….

3/ Giai đoạn 3: năm 40 – 50 tuổi

Chồng em chỉ thích ăn quà, 

Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm. 

Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm, 

Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.

4/ Giai đoạn 4: năm 50- 60 tuổi

Chồng em chẳng thích ăn quà, 

Tr Doc nu 2Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm. 

Cơm nhà hết dẻo hết thơm, 

Chồng em giờ đã bỏ cơm lẫn quà

5/. Giai đoạn 5: năm 60 – 70 tuổi

Chồng em bỏ cả cơm, quà; 

Chỉ ăn được phở, cháo gà mà thôi. 

Chê quà, cơm dẻo hôi hôi; 

Phở bà hàng xóm kề môi húp liền.

6/. Giai đoạn 6: Năm 70 – 80 tuổi

Chồng em tóc bạc như tiên, 

Tr Ong gia 4Phở ăn chẳng được, có tiền như không. 

Ngồi thèm nhìn ngó các ông, 

Trẻ trung húp phở mà lòng xôn xao.

7/. Giai đoạn 7: năm 80 – 90 tuổi

Chồng em da hết hồng hào, 

Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng thèm. 

Không còn có chút tòm tem, 

Ngó qua liếc lại nhìn xem đất trời

8/. Giai đoạn 8: năm 90 – 100 tuổi

Chồng em chán sống trên đời, 

Muốn đi chầu Chúa, Phật, Trời, Diêm Vương.

Yên Huỳnh post (theo vô danh)

Logo TG quanh ta

9 Chua Phap 1VIẾNG CHÙA HỒNG HIÊN

TẠI PHÁP

Chùa Hồng Hiên là một ngôi chùa do người Việt tạo lập, tọa lạc ở số 13 rue Henri Giraud, Frejus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d’Azur, Pháp. Đây được biết đến như là ngôi chùa cổ nhất ở Pháp.

Chùa được xây dựng hoàn tất năm 1917, nằm trong trại binh Gallieni, nơi đồn trú của trung đoàn 4 bộ binh thuộc địa. Chùa được dựng lên làm nơi thờ Phật cho một số binh sĩ gốc Việt bị đưa sang Pháp bổ sung cho lính Pháp ở chính quốc thời Đệ nhất Thế chiến. Hòa thượng Thích Thanh Vực đặt tên cho chùa là : “Hồng Hiên”; “Hồng” là lấy từ chữ Lạc Hồng của dòng máu, nòi giống Việt, “Hiên” là hiên ngang, khí phách.

Ở chùa nay còn đôi câu đối nhắc nhở đến lịch sử này của chùa :

Hồng Lạc linh căn phương Việt địa,

Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên”.

Sau khi xây xong, chùa bị bỏ hoang một thời gian. Năm 1954 khi một số dân Việt di cư sang Pháp thì chùa mới được phục hoạt và đến năm 1967 thì lập ra ban trị sự điều hành chùa. Năm 1972 ngôi chùa bắt đầu được trùng tu.

Hòa thượng Thích Tâm Châu được mời sang trụ trì ở chùa năm 1975. Năm 1988 chùa xây thêm tháp An Lạc thờ vong và thỉnh một quả chuông lớn đúc theo mẫu đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ tại Huế.

9 Chua Phap 2Hiện tại chùa có diện tích khoảng 6100m2. Trong chùa có đầy đủ các điện thờ như những ngôi chùa khác tại Việt Nam, đồng thời rất nhiều tượng phật Bồ tát, La hán… được các tín đức hiến tặng đặt dọc các lối đi trong chùa. Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có không gian vườn cây, hồ nước, tiểu cảnh… rất gần gũi và thơ mộng với người phương Đông.

Chùa Hồng Hiên được xem là một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp. Đối với người Việt, đây là ngôi chùa cổ nhất do người Việt sáng lập ở Pháp 9 Chua Phap 3và cũng là ngôi chùa cổ nhất trên đất Pháp, một công trình kiến trúc Phật giáo nổi bật giữa muôn vàn nhà thờ của Thiên chúa giáo.

Dĩ nhiên với sự nổi tiếng của ngôi chùa, Hồng Hiên là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch bản xứ tham quan. Đây trở thành một kỳ quan phát triển dịch vụ trong khu vực được đánh giá rất cao từ chính quyền Frejus.

Bỏ qua tính chất tôn giáo, ngôi chùa chính là nơi mà các bà con Việt kiều xa quê cùng nhau hội tụ trong các ngày lễ truyền thống : tết trung thu, tết nguyên đán… Chùa Hồng Hiên thực sự là nơi thổi lửa làm ấm tâm hồn người Việt giữa lòng châu Âu xa lạ và hiện đại.

9 Chua Phap 4

VIỆT NAM PHẬT TỰ TẠI ẤN ĐỘ

Tạm chia tay châu Âu, chúng ta cùng quay về châu Á và đặt chân lên đất Phật – Ấn Độ để viếng thăm Việt Nam Phật Quốc Tự nhé !

Đất nước Ấn Độ, quê hương của đạo Phật rất nổi tiếng với những địa danh : Bodhgaya (nơi Hoàng tử Siddhartha Gautam – Tất Đạt Đa tu niệm, ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề đến độ siêu thoát và trở thành đức Phật); Sarnath là nơi đức Phật đến9 Chua An 1 giảng bài kinh đầu tiên và Kushinagai là nơi đức Phật qua đời.

Thật đặc biệt, tại Bodhgaya có sự hiện diện của một ngôi chùa Việt Nam, do trụ trì người Việt xây dựng. Đó chính là Việt Nam Phật Quốc Tự, niềm tự hào của tôn giáo Việt tại đất nước của Phật giáo – Ấn Độ.

Nhà sư trụ trì chùa Việt Nam Phật Quốc Tự chính là thầy Thích Huyền Diệu (tên khai sinh Lâm Trung Quốc, quê ở tỉnh Đồng Nai). Thầy đã từng sống ở Pháp và đã lấy được bằng tiến sĩ thần học ở trường Đại học Sorbone nổi tiếng.

Cách đây 20 năm, thầy thực hiện cuộc hành hương lên đất Ấn Độ. Bằng sự thông thái về kinh kệ và ngoại ngữ, thầy được nhiều trường Đại học lớn ở Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ mời làm giáo sư thỉnh giảng.

Dùng số tiền công đức dạy học dành dụm được, cộng với tiền quyên góp của các Phật tử Việt Nam ở các nước, 9 Chua An 2thầy bắt đầu mua đất và vật liệu xây dựng để chuẩn bị cho việc xây dựng chùa.

Tháng 05/1987, thầy Huyền Diệu bắt đầu tiến hành xây dựng một ngôi chùa 3 tầng, trên khuôn viên rộng 3,5 ha và đặt tên “Việt Nam Phật Quốc Tự” (đặt Tổ quốc lên trên hết). Chùa được khánh thành vào ngày 12/01/2003.

Ngôi chùa được xây dựng bằng bê tông, cốt thép với cấu trúc hình vuông và hai mái cong vươn cao như đóa sen vượt khỏi mặt nước bùn lầy. Đồng thời, kiến trúc của ngôi chính điện cũng thể hiện được truyền thống bất khuất trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

9 Chua An 3

Chính điện có chu vi 64m2, chiều cao 24m, gồm 3 tầng. Tầng trệt là pháp xá có diện tích chứa khoảng 30 vị khách tăng. Tầng thứ 2 dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng thứ 3 là nơi tôn thờ Đức bổn Sư Thích ca và chư vị Bồ tát. Phía sau chính điện là hậu Tổ,HNg Huynh V. Yen 2 tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại.

Ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự đã đưa Việt Nam sánh cùng các nước như : Thái Lan, Nhật Bản, Myanmar, Trung Quốc… khi có sự hiện diện của dấu ấn Phật giáo nước ta tại đất tổ nhà Phật. Đây còn là nơi mà những người con xa xứ ở đất bạn cùng nhau gửi gắm tình cảm về quê hương, đất nước.

Một số hình ảnh khác tại Việt Nam Phật Quốc Tự:

Yên Huỳnh post

Logo am thuc

9 Cho con 4THỊT CHÓ

‘TRUYỀN THỐNG

HAY TÀN BẠO ?’

Thư kiến nghị của tổ chức “Nói không với thịt chó” được gửi tới ngoại giao Trung Quốc.

Một lễ hội ăn thịt chó thường niên ở Trung Quốc vẫn sẽ diễn ra dù gặp phải nhiều phản đối mạnh mẽ từ các nhóm bảo vệ động vật.

Theo báo Bấm South China Morning Post, lễ hội thịt chó ở xã Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây sẽ được tổ chức vào dịp Hạ chí 21/06/2013 sắp tới. Và theo các nhà hoạt động bảo vệ động vật, có ít nhất 10.000 con chó sẽ bị giết trong mỗi mùa lễ hội này.

Các nhà hoạt động cũng lo sợ, nhu cầu lớn về chó có thể dẫn đến việc bắt trộm chó nuôi hoặc chó hoang. 6 Thit cho 1Tuy nhiên, phía chính quyền nói toàn bộ số chó tiêu thụ trong lễ hội là chó được nuôi trong các trại địa phương.

Nhóm bảo vệ động vật đã nỗ lực ngăn chặn lễ hội này, từ việc biểu tình phản đối cho tới gửi kiến nghị công khai tới chính quyền Ngọc Lâm và thư kiến nghị tới tòa Bạch Ốc.

Nhưng một người dân địa phương, xưng là Annie, nói rằng, cô ủng hộ lễ hội ăn thịt chó vì đây là một phần truyền thống của Ngọc Lâm.

“Thật không công bằng khi gọi người Ngọc Lâm là tàn ác chỉ vì truyền thống ăn thịt chó này. Những ai gọi chúng tôi là thiếu văn minh và ác nên tự mình bỏ ăn thịt trước thì hơn,” Annie nói với South China Morning Post.

Trong lá thư kiến nghị của tổ chức chuyên vận động chính phủ các nước để ngưng ăn thịt chó, Bấm No to Dog meat (Nói không với thịt chó) gửi đại sứ Trung Quốc tại Anh có đoạn viết : “…việc hành hạ, đánh đập, mổ thịt và luộc sống chó, mèo trong một lễ hội trước dân chúng là không thể chấp nhận được trong thiên niên kỷ này, và giờ là lúc đưa sự khác biệt văn hóa sang một bên trong vấn đề này.”

6 Thit cho 2Tổ chức No to Dog meat

“Chúng tôi trân trọng nhắc ông rằng, việc hành hạ, đánh đập, mổ thịt và luộc sống chó, mèo trong một lễ hội trước dân chúng là không thể chấp nhận được trong thiên niên kỷ này, và giờ là lúc đưa sự khác biệt văn hóa sang một bên trong vấn đề này…

… Thịt chó, mèo là loại thực phẩm không được phân loại, không được kiểm soát và sức khỏe cũng như tỷ lệ mắc bệnh là mối đe dọa có thực đối với công dân của ông.”

Phía chính quyền Ngọc Lâm từng hứa trước bức thư ngỏ của nhà hoạt động bảo vệ động vật Trung Quốc Du Yufeng, rằng họ sẽ giám sát chặt chẽ vệ sinh an toàn và không cho phép giết mổ chó trước dân chúng trong lễ hội năm 2013.

Lễ hội truyền thống của người dân Ngọc Lâm được cho là sẽ có hàng ngàn người tới thưởng thức các món ăn đường phố làm từ thịt chó, như lẩu chó, thịt chó ăn kèm quả vải và uống rượu quê.

Tuy nhiên, đồng hành với Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc cũng bị các tổ chức bảo vệ động vật lên án mạnh mẽ về việc ăn thịt và cách đối xử với chó mèo.

6 Thit cho 4Chó Thái lên bàn nhậu Việt

Hồi đầu tháng 06/2013, Bấm CNN có loạt bài và hình ảnh về việc buôn bán chó trái phép từ Thái Lan về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thịt chó. Đoạn video có cảnh báo hình ảnh phản cảm, và bài viết thì mô tả cảnh hàng chục con chó bị nhốt trong lồng chật cứng, thi thoảng cắn xé nhau vì chật chội.

Theo một nhà bảo vệ quyền động vật, mỗi năm có khoảng 200.000 con chó sống được chuyển trái phép từ Đông Bắc Thái Lan qua sông Mê kông tới các nhà hàng ở Việt Nam.

“Mất nước, stress, có những con còn chết vì thiếu khí trên đường đi, mỗi chuyến đi kéo dài nhiều ngày thường chở tới 1.000 con chó,” CNN viết.

Ông John Dalley từ Soi Dog Foundation ở Phuket, Thái Lan cho biết, khoảng 98% số chó từ Thái Lan là chó nhà, rất nhiều con trong số đó thậm chí còn đeo vòng cổ, được dạy biết nghe theo mệnh lệnh. 6 Thit cho 3Chó nhà là mục tiêu chính của bọn bắt trộm chó vì chúng hiền hơn, dễ bị bắt hơn, ông Dalley cho biết.

“Cái chính không phải là việc ăn thịt chó là đúng hay sai, mà là các vụ buôn bán trái phép lên tới hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm do các nhóm tội phạm có tổ chức. Cách mà những con chó này bị chở, và nếu còn sống sót để rồi bị giết, thật là kinh hoàng,” ông John Dalley nói.

Ông Tuấn Bendixsen, Giám đốc tổ chức Bảo vệ động vật châu Á nói, “chó là loài động vật cực kỳ thông minh, nên nếu bạn giết một con chó ở ngay cạnh chuồng có những con khác, chúng sẽ hiểu điều gì đang xảy ra.”

Thịt chó ở Việt Nam vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng, và còn có tác dụng ’giải đen’ nếu ăn vào những ngày cuối tháng hay cuối năm.

6 Thit cho 5Trên mạng xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều Bấm Hội những người Không ăn thịt chó mèo với ảnh chó mèo, động vật rất dễ thương, và cả Hội những người thích ăn thịt chó để ảnh thịt chó đã chế biến trình bày đẹp đẽ trên đĩa.

Cách đây không lâu cũng xảy ra vụ chết người đi bắt trộm chó ở Nghệ An, do bị người dân đánh đập.

Theo No to Dog meat, ở châu Á hiện còn có các nước như Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Lào cũng ăn thịt chó mèo.

Yên Huỳnh post

Logo canh giac

Anh My Nhan 4TRỨNG BẮC THẢO

TRUNG QUỐC ‘CÓ ĐỘC TỐ’

Có 30 công ty sản xuất trứng bắc thảo đã bị giới chức đóng cửa tại tỉnh Giang Tây sau khi truyền thông loan tin các hóa chất độc hại đã được dùng để đẩy nhanh quá trình chế biến. Đây là vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc.

Báo South China Morning Post dẫn nguồn đài phát thanh quốc gia hôm Chủ Nhật 16/6/2013 nói toàn bộ số trứng đang được chế biến ở các nhà máy tại huyện Nam Xương đã bị niêm phong để có thêm xét nghiệm, và giới chức vẫn đang kiểm tra các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không có giấy phép.

9 Hot vit 1Trước đó, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm thứ Sáu có chiếu cảnh ba nhà máy sản xuất trứng vịt bắc thảo dùng chất sulphat đồng công nghiệp để rút giảm quá trình ủ trứng xuống còn nửa thời gian, chỉ một tháng.

Giấy phép hoạt động của hai trong số ba nhà máy này vẫn còn hiệu lực, khiến người ta quan ngại rằng việc sử dụng hóa chất công nghiệp là hành vi phổ biến trong các cơ sở chế biến thực phẩm tại huyện Nam Xương, nơi sản xuất 300 ngàn tấn trứng bắc thảo mỗi năm, tức chiếm 15% tổng sản lượng cả nước, CCTV nói.

Hóa chất công nghiệp sulphat đồng thường có hàm lượng kim loại nặng độc hại cao, 9 Hot vit 2như các chất arsenic, chì và cadmium, cho nên bị cấm sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm.

Trứng thường được ủ bằng chất baking soda, muối và vôi sống trong thời gian chừng hai tháng. Quá trình ủ khiến lòng đỏ trứng chuyển thành màu xanh sẫm, còn lòng trắng trông giống như thạch dẻo, trong, sẫm màu. Dùng sulphat đồng khiến quá trình ủ được rút ngắn lại mà vẫn cho kết quả tương tự.

Trang tin Bấm theepochtimes.com trích lời một chủ cơ sở sản xuất nói rằng “cho chút đồng vào thì cũng có sao” và nếu không dùng hóa chất này thì không ai có thể làm được trứng bắc thảo. Ông ta khuyên người tiêu dùng “cố gắng ăn ít thôi”.

Mỹ Nhàn post

Logo thu gian

NHÌN ĐỂ CƯỜI – MIỄN BÀN

9 tr thu gian 19 tr thu gian 2

– La Paloma pps

Rất là Nghệ-thuật, Mỹ Thuật trên hết ! (lưu ý: có ảnh khỏa thân nghệ thuật)

u XXX La paloma pps

Yên Nhàn post